Sự tích ông hoàng bảy bảo hà

This post is part of the series ông hoàng bảy

Other posts in this series:

  1. Sự tích ông hoàng bảy bảo hà (Current)
  2. Văn khấn ông hoàng bảy tại đền đầy đủ nhất
  3. Đi lễ ông Hoàng Bảy cần những gì ?
Nhắc đến Ông Hoàng Bảy thì những người thích hầu đồng hay đi lễ chùa đều biết. Ông là một nhân vật kì bí với nhiều truyền thuyết khác nhau kể về ngài. Để tìm hiểu về sự tích ông hoàng bảy quý khách vui lòng tham khảo bài viết dưới đây:

Mục Lục

Sự tích của ông hoàng bảy

Trong dân gian có nhiều câu chuyện truyền kỳ khác nhau kể về sự tích Ông Hoàng bảy. Mặc dù vậy Ông Hoàng Bảy thực sự là ai cho đến nay vẫn là một bí ẩn. Người Bảo Hà (Lào cai – ngôi đền thờ chính của ông Hoàng Bảy) chỉ biết ông Hoàng Bảy là “thần vệ quốc” – một vị anh hùng của miền sơn cước từng đánh giặc phương Bắc bảo vệ nhân dân. Khi ông mất, đền thờ ông được xây dựng trên ngọn núi Cấm, quay mặt ra phía sông Hồng, đúng thế “tựa sơn đạp thủy” để “trấn yểm” cho vùng đất biên giới được bình yên, thịnh vượng.
Giữa niên hiệu Cảnh Hưng, Bảo Hà là trung tâm Châu Văn Bàn. Trong thời Cảnh Hưng (1740 – 1786), bọn giặc phương Bắc thường hay tràn sang quấy nhiễu, cướp bóc. Xã Khấu Bàn, châu Văn Bàn đã phải xây dựng các thành luỹ chống giặc.
Trước cảnh đau thương tang tóc, lại có nguy cơ bị xâm lược, tướng Nguyễn Hoàng Bẩy được triều đình giao trọng trách khởi binh dẹp loạn vùng biên ải.
Đội quân của ông tiến dọc sông Hồng đánh đuổi quân giặc, giải phóng châu Văn Bàn và củng cố xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn. Tại đây, danh tướng đã tổ chức các thổ ty, tù trưởng luyện tập binh sỹ… Sau đó thống lĩnh quân thủy và quân bộ tiến đánh giặc ở Lào Cai, giải phóng các châu thuộc phủ Quy Hóa (Yên Bái, Lào Cai ngày nay).
Quân giặc phương Bắc do tên tướng Tả Tủ Vàng Pẹt đưa quân sang xâm lược bờ cõi, danh tướng Hoàng Bảy lại dẫn quân lên tham chiến. Song, do trận chiến không cân sức, ông đã anh dũng hy sinh.
Giặc vứt xác ông xuống sông Hồng, và trôi đến Bảo Hà. Nhân dân trong vùng do ông Lư Văn Cù đứng ra tổ chức vớt xác ông lên chôn cất và lập miếu thờ.
Để ghi nhớ công lao của ông, các vua triều Nguyễn như Minh Mệnh, Thiệu Trị đã tặng ông danh hiệu “Trấn an hiển liệt” và đền thờ ông cũng được các vua triều Nguyễn cấp sắc phong là “Thần Vệ Quốc”. Còn đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Dao… thì tôn thờ ông là vị nhân thần. Ông đi vào cõi tâm linh các dân tộc và hiện thân trong các lễ hội xuống đồng vào ngày Thìn tháng giêng.
Sau này khi hiển linh ông được giao quyền cho trấn giữ đất Lào Cai, ngự trong dinh Bảo Hà, đến lúc này ông nổi tiếng là một Ông Hoàng không chỉ giỏi kiếm cung mà còn rất ăn chơi, phong lưu: khi thanh nhàn ông ngả bàn đèn, uống trà mạn Long Tỉnh, ngồi chơi tổ tôm, tam cúc, xóc đĩa… lúc nào cũng có thập nhị tiên nàng hầu cận, ông cũng luôn khuyên bảo nhân dân phải ăn ở có nhân có đức, tu dưỡng bản thân để lưu phúc cho con cháu. Triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị sắc tặng ông danh hiệu “Trấn An Hiển Liệt” và các triều vua nhà Nguyễn khác tôn ông danh hiệu: “Thần Vệ Quốc – Ông Hoàng Bảy Bảo Hà”

Mẫu tượng ông hoàng bảy bằng gỗ của làng nghề Sơn Đồng

Mẫu tượng ông hoàng bảy MS 02
Mẫu tượng ông hoàng bảy MS 02 của làng nghề sơn đồng
Mẫu tượng ông hoàng bảy MS 03
Mẫu tượng ông hoàng bảy MS 03 của làng nghề Sơn Đồng
Mẫu tượng ông hoàng bảy MS 04
Mẫu tượng ông hoàng bảy MS 04 của làng nghề Sơn Đồng
Mẫu tượng ông hoàng bảy MS 05
Mẫu tượng ông hoàng bảy MS 05 của làng nghề Sơn Đồng
Mẫu tượng ông hoàng bảy MS 06
Mẫu tượng ông hoàng bảy MS 06 của làng nghề Sơn Đồng
Mẫu tượng ông hoàng bảy MS 07
Mẫu tượng ông hoàng bảy MS 07 của làng nghề Sơn Đồng
Mẫu tượng ông hoàng bảy MS 08
Mẫu tượng ông hoàng bảy MS 08 của làng nghề Sơn Đồng
Mẫu tượng ông hoàng bảy MS 09
Mẫu tượng ông hoàng bảy MS 09 của làng nghề Sơn Đồng
Mẫu tượng ông hoàng bảy MS 10
Mẫu tượng ông hoàng bảy MS 10 của làng nghề Sơn Đồng

Địa chỉ chuyên tạc tượng ông hoàng bảy bằng gỗ theo yêu cầu

Công ty TNHH đồ gỗ mỹ nghệ Phú Cường

Địa chỉ: Xóm hàn – Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội

Email: dothocung.sd@gmail.com

Hotline: 0984.101.288 – 0946.839.111

Văn ông hoàng bảy – nghệ sỹ ưu tú xuân hinh

Continue reading this series:

0/5 (0 Reviews)


Bình luận với Facebook